Nội dung
5 Sự Thật Ý Nghĩa Bánh Trung Thu| Bạn Đã Biết?
Từ ngàn năm nay, Tết Trung Thu luôn được xem là một ngày lễ lớn không thể thiếu của người Việt Nam. Được diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, mọi người sẽ tổ chức nấu nướng cúng ông bà, tổ tiên, trẻ em thì được làm những chiếc lồng đèn Ông Sao đủ mùa sắc, cùng với lũ trẻ trong xóm hát hò vang cả một vùng trời. Đây được xem là dịp gia đình họp mặt, quay quần cùng nhau thưởng thức những chiếc Bánh Trung Thu dưới ánh trăng tròn và sáng nhất của năm.
Cùng với rất nhiều món ăn được chế biến, thì Bánh Trung Thu như một nét đặc trưng không thể thiếu của ngày Tết này. Vậy chúng ta đã hiểu rõ về nguồn gốc và ý nghĩa Bánh Trung Thu chưa? Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Nguồn gốc Bánh Trung Thu:
Bánh Trung Thu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy không phải là món “thuần Việt” nhưng từ lâu, Bánh Trung Thu đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của người Việt Nam.
Có rất nhiều câu chuyện kể về nguồn gốc của Tết Trung Thu và Bánh Trung Thu, nhưng có lẽ quen thuộc với người Việt nhất đó chính là câu chuyện xuất hiện Bánh Trung Thu ở thời Nguyên bởi cuộc khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đứng đầu.
Theo nhiều câu chuyện kể lại, với mong muốn giúp nông dân thoát khỏi ách thống trị của các giai cấp cầm quyền, nhưng thời đó không có nhiều phương tiện để liên lạc và truyền tin cho nhau, các binh sĩ đã cùng nhau nghĩ ra làm ra những chiếc bánh và nhét mật thư vào ruột bánh, họ hẹn nhau ngày rằm tháng 8 âm lịch cùng nhau khởi nghĩa và chiến đấu.
Sau khi trận chiến kết thúc và giành chiến thắng, để tưởng nhớ những binh sĩ đã hi sinh nên đã lấy ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm là ngày tưởng nhớ, và những chiếc bánh ấy cũng từ đó mà lan truyền khắp nơi.
Chiếc bánh thường có hình tròn nhằm thể hiện sự đầy đủ, niềm tin các binh sĩ về với gia đình, ngày càng được trang trí với các nét hoa văn nổi cho đẹp mắt và thu hút người dùng. Cũng vì thế mà Tết Đoàn Viên, Tết Sum vầy cũng là cái tên để nói về Tết Trung Thu.
Còn ở Việt Nam, Tết Trung Thu bắt nguồn từ ngày ăn mừng thu hoạch mùa lúa tốt của năm nhằm cảm ơn trời đất đã mang đến một mùa vụ thuận lợi. Ngày 15 tháng 8 âm lịch hằng năm, mọi người sẽ cùng nhau quay quần vui đùa trò chuyện và thưởng thức những chiếc bánh Trung Thu có hình tròn hoặc vuông. Đồng thời đây cũng là dịp để các em thiếu thi cùng nhau vui chơi, hát hò và đốt lồng đèn dạo chơi khắp xóm.
Ý nghĩa của Bánh Trung Thu:
Bánh Trung Thu ngày càng được biến tấu với nhiều hình dạng, màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Tuy chúng ta luôn bắt gặp vào mỗi dịp Tết Trung Thu, nhưng bánh Trung Thu có ý nghĩa gì? Thì còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ, bởi mỗi loại bánh lại mang một ý nghĩa khác nhau:
1. Bánh Trung Thu nướng truyền thống:
Bánh được làm bằng bột mì, trứng gà pha chút rượu, có nhân truyền thống là đậu xanh tán nhuyễn bọc trứng muối ở giữa. Hay hiện nay, có rất nhiều loại nhân được biến tấu nhằm tạo nhiều sự lựa chọn cho người ăn, như nhân khoai môn, thập cẩm với thịt gà, mức bí,…
Chiếc bánh được nướng ở nhiệt độ cao và có thể để vài ngày vẵn giữ guyên hương vị như mang lại ý nghĩa dù có khó khăn, trắc trở thì vẫn có người thân luôn bên cạnh che chở.
2. Bánh Trung Thu dẻo:
BÁnh được làm từ bột nếp trắng ray mịn hòa cùng với vị ngọt của đường tạo cảm giác vừa miêng khi ăn.
Bánh Trung Thu dẻo thường được đúc bằng khuôn hình tròn, kết hợp với nhân hạt sen hoặc đậu xanh. Đây là một trong những loại bánh Trung Thu mang vị ngọt thannh khiết từ vỏ bánh đến nhân bánh.
Theo dân gian quan niệm, Bánh dẻo truyền thống có hình tròn như mang ý nghĩa sự còn trịa của ánh trăng, biểu tượng của sự đoàn viên và màu trắng đục của vỏ bánh thể hiện tình cảm vợ chồng khắng khít.
3. Bánh Trung Thu con heo:
Hiện nay, ngoài các hình dạng bánh truyền thống người ta còn biến tấu Bánh Trung Thu ra nhiều hình dạng ngộ nghĩnh, đáng yêu, trong đó có hình con heo.
Hình ảnh những chú heo con bên cạnh chiếc bánh lớn nhất là heo mẹ mang ý nghĩa sung túc, đầm ấm, cuộc sống no đủ.
4. Bánh Trung Thu cá chép:
Từ lâu, cá chép thể hiện cho sự cao quí và sức mạnh, hình ảnh “ Cá chép hóa Rồng” chắc không còn xa lạ với người Việt Nam ta bởi ý chí và sự quyết tâm.
Đối với người trưởng thành, khi được tặng bánh trung thu cá chép như mang lời chúc thăng tiến, thành công trong công việc. Còn với trẻ em, bánh trung thu cá chép mang ý nghĩa cố gắng học tập, vươn lên trên chính bản thân mình.
5. Bánh Trung Thu Rau Câu:
Ngày nay, đã có quá nhiều sự biến tấu của bánh Trung Thu phù hợp với khẩu vị của người dùng. Và một chiếc bánh Trung Thu chứa năng lượng rất cao.
Vì thế, hiện nay đã cho ra đời bánh Trung Thu rau câu nhằm đáp ứng nhu cầu truyền thống của ngày Tết Trung Thu nhưng vẫn nạp quá nhiều năng lượng cho cở thể.
Bánh Trung Thu rau câu như lời chúc bứt quá, mang ý nghĩa cố gắng phá vỡ khuôn khổ của mình, dám thực hiện những cái mới.
Có quá nhiều lựa chọn cho ngày Tết Trung Thu ý nghĩa, mỗi một loại bánh lại mang một ý nghĩa, một lời chúc khác nhau. Tuy ý nghĩa của việc tặng bánh trung thu là lời chúc hạnh phúc, đoàn viên và sum vầy nhưng khi lựa chọn bánh Trung Thu, hãy lựa chọn đúng loại bánh tượng trưng cho lời nói của mình để mang lại một mùa Trung Thu ấm áp hơn. Hi vọng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp ích cho các bạn trong việc lựa chọn bánh Trung Thu cho những người thân yêu của mình.